|l| FORUMS TEST |l| ‹‹
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

|l| FORUMS TEST |l| ‹‹

Nice to meet you :x
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 V-Pop: Bất tài = lãng phí

Go down 
Tác giảThông điệp
ĐỘC HẠI V L




Tổng số bài gửi : 47
Join date : 07/08/2011
Đến từ : SDD

V-Pop: Bất tài = lãng phí Empty
Bài gửiTiêu đề: V-Pop: Bất tài = lãng phí   V-Pop: Bất tài = lãng phí I_icon_minitimeSat Sep 03, 2011 9:57 am

2Sao) - Những album được đầu tư hàng trăm triệu, những bộ áo hàng hiệu đắt tiền, tất cả vẫn không làm diện mạo thị trường khởi sắc. Phải chăng sao Việt đang ném tiền qua cửa sổ?

Nhà giàu thì hãy đi hát

Đã qua rồi cái thời ca sĩ chỉ cần có chất giọng nghêu ngao hát là làm nên tên tuổi, ngày nay nếu muốn bước chân vào giới nghệ thì hãy chuẩn bị tinh thần mà chi tiền cho nhiều thứ. Không có album riêng thì đừng mơ làm ca sĩ, vì sẽ chẳng có thứ gì tặng fans hay được bầu sô nhớ mặt gọi tên. Để nhào nặn nên một album đúng chuẩn cơ bản, ca sĩ trẻ phải có nào là bài hát độc quyền, MV tặng kèm, vài bộ hình long lanh, bìa đĩa hoành tráng và cả poster dán cột điện. Ai lắm tiền nhiều của hơn thì sẽ có hẳn họp báo ra mắt, PR bài vở trên mạng thật hoành tráng. Tất cả những thứ này khi gộp lại, không cần phải tính toán nhiều cũng thấy rõ chúng không dưới hàng trăm triệu đồng, nhưng để rồi rốt cuộc hầu hết các sản phẩm sẽ đổ về đâu?

Tên tuổi chưa có, mặt mũi mới toanh, vậy thử hỏi làm sao họ đủ sức hút khiến khán giả chịu dốc túi vài chục ngàn để tậu một album hoàn toàn xa lạ. Nếu nghệ sĩ quốc tế luôn có công ty quản lý danh tiếng dùng uy tín hậu thuẫn phía sau, thì V-Pop lại hoàn toàn mang tính tự phát, ai muốn làm album cũng được, miễn có tiền là xong, thế nên gần như khán giả nước nhà vẫn xem chúng như một thứ đua đòi nhàn rỗi không hơn. Đầu ra của cả nghìn CD-VCD-DVD ấy luôn là kiểu tặng chùa cho khán giả, người thân, bạn bè, cánh báo chí hay bất kỳ ai có khả năng nhận, và lượng dư thừa thì được mang về xếp xó hàng chồng cao ngất trong nhà ca sĩ, thế mới có chuyện người trong giới nói vui: "Muốn làm ca sĩ thì điều kiện bắt buộc là phải có nhà kho đủ lớn trước cái đã".

Đứng trước nhiều thứ cần bắt buộc chi ra như thế, nên chuyện vài sao trẻ phải nhờ gia đình bán đất, bán nhà để có kinh phí theo đuổi ước mơ cũng chẳng còn xa lạ, chỉ riêng chuyện tấp tễnh học thanh nhạc, vũ đạo cũng đã ngốn bộn tiền. Khi trót mang cái danh ca sĩ chuyên nghiệp thì không thể đi học đại trà như bao người, mà phải tầm được thầy riêng, có danh tiếng kiểu "1 kèm 1", và lẽ dĩ nhiên là học phí đổi lại cũng không hề thấp, nhắm chừng loại 500.000VNĐ/1 giờ cũng còn được xem là "rẻ chán". Lo xong phần chuyên môn thì đến cuộc đua hình thức với điện thoại xịn, xe đời mới, quần áo mốt này hiệu kia đến cả những thứ linh tinh khác như thắt lưng, mỹ phẩm, nước hoa... cũng đều phải thuộc dòng hạng A để ra dáng "ca sĩ chuyên nghiệp".

Thậm chí có ca sĩ nhà "mạnh vì gạo bạo vì tiền" còn làm hẳn cả liveshow ra mắt được truyền hình trực tiếp trên một đài tỉnh lẻ, nhìn số lượng fans hò reo đông đảo với đầy đủ cờ hoa, băng rôn dưới sân khấu mà người ta không khỏi thắc mắc: "Mới chân ướt chân ráo bước vào nghề mà ở đâu ra lắm fans ruột thế?". Sự việc cũng không đến nỗi khó hiểu, vì một khi đã mua được sóng truyền hình thì lẽ nào lại không mua được khán giả ngồi xem? Sau những bước đầu tư táo bạo đó, rốt cuộc tên tuổi của chàng ca sĩ miệt vườn vẫn mãi chìm vào hư vô, chẳng mấy ai nhớ đến, và liệu sẽ có bao nhiêu người phải chắt lưỡi tiếc rẻ vì số tiền đã trót ném qua cửa sổ kia?

Trách nhiệm thuộc về ai?

"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", vai trò đầu tiên chắc chắn là ở chính bản thân những ca sĩ phù phiếm kia. Ước mơ là điều không ai ngăn cản, nhưng liệu họ có nên biết cách nhận ra giới hạn của bản thân mình? Gần như đứa trẻ nào cũng có mong ước được làm ngôi sao, ăn ngon, mặc đẹp, với hàng ngàn người ngưỡng mộ, nhưng rõ ràng trong thực tế không phải cứ muốn là được. Nếu để những khao khát đó vượt quá tầm với của thực lực thì nó gần như trở thành kiểu tham vọng tiêu cực, dễ biến ca sĩ trẻ trở thành những con thiêu thân mù quáng.

Với số tiền khổng lồ mà họ vung tay quá trán hầu hết chỉ được chu cấp từ gia đình, ai cũng nghĩ rằng nếu thành công thì vấn đề hoàn vốn rất đơn giản, có khi còn sinh lời nhanh chóng. Nhưng nhìn vào thị trường đang hỗn loạn, đầy rẫy nhạc chợ, thảm họa tứ phía như hiện tại, rõ ràng các bạn trẻ đang nướng tiền một cách vô tội vạ, thậm chí có trường hợp còn được ví von như việc tốn hàng trăm triệu để sản xuất rác xả vào thị trường âm nhạc Việt Nam.

Trong khi ngoài kia còn biết bao mảnh đời bất hạnh, thì V-Pop lại đầy rẫy những cô chiêu, cậu ấm dùng tiền chẳng nương tay để đổi lại sự lên án, chê cười trong mắt dư luận. Nếu thử cộng gộp lại tất cả những hoang phí từ các album dán poster la liệt trên hàng dài cột điện tại Việt Nam mới thấy độ "điên cuồng" của những "ước mơ", dường như không bao giờ biết đến giá trị đồng tiền.

Bên cạnh sự mù quáng của bản thân, một phần trách nhiệm không hề nhỏ thuộc về các chủ lò đào tạo với kiểu chiêu sinh vô tội vạ. Thường những nơi hút học viên luôn được "lãnh đạo" bởi các tên tuổi lớn có tiếng, như thầy H.N từng đào tạo ra anh hạng A, chị hạng B, hoặc ca sĩ T. cũng mở lò "hướng nghiệp" cho vài vị sao teen...

Đây luôn là vũng trũng để các bạn trẻ mang sẵn đam mê đổ về, và trước lợi nhuận học phí mà họ mang lại, gần như thầy nào cô nấy cũng đều buông ra những lời khen bùi tai kiểu: "Em có tố chất, có khả năng, tương lai triển vọng...". Thử hỏi có học viên nào nghe thế lại chẳng mê, khi người đào tạo ra Sao A, Sao B giờ lại đang "đề cao" mình đến thế.

Thực tế, mọi thứ chỉ là ảo tưởng phù phiếm của cả thầy lẫn trò vì trong hàng trăm người từng học thầy H.N thử hỏi tỷ lệ rơi rụng với nghề là bao nhiêu? Và liệu mỗi năm có được bao nhiêu người thật sự thành công đúng như kiểu "khích lệ" của trung tâm này, và lần cuối cùng người ta còn được thấy một ngôi sao bước ra từ đây là khi nào?

Luôn dán mác chuyên nghiệp nhưng ngay từ khâu nhận học viên đã thể hiện rõ sự nghiệp dư, một khi các đánh giá ban đầu về thực lực đã đầy màu sắc huyễn hoặc thì thử hỏi kết quả đào tạo sẽ đến từ đâu, khi mà cả thầy và trò đều tự lừa dối chính bản thân mình? Chỉ tiếc cho những ông bố bà mẹ thương con, cũng vì nghe theo thầy này, cô nọ hứa hẹn đủ đường mà đặt lòng tin tưởng, sẳn sàng dốc hầu bao tiền tấn đổ ra sông ra biển.

Ngày nay nhìn qua V-Pop, người ta có thể thấy đầy những thứ đắt đỏ về vật chất, cùng hàng loạt tuyên ngôn đầu tư cao ngất, nhưng cuối cùng kết quả vẫn là hàng chồng album trơ trọi trên kệ đĩa. Ảo tưởng, tham vọng và thiếu đi cái tâm làm nghề đã khiến đồng tiền bị đốt phí ngày một nhiều hơn, giá như chân họ có thể chạm đến mặt đất để biết được thực lực mình đang đứng đâu thì có lẽ mọi chuyện đã khác đi.

Trung Kiên
Về Đầu Trang Go down
https://nogoaway.forumvi.net
 
V-Pop: Bất tài = lãng phí
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
|l| FORUMS TEST |l| ‹‹  :: -๑۩۞۩๑ღ- Entertainment -๑۩۞۩๑ღ :: Xì Căng Đan - Socking-
Chuyển đến